TẢI VỀ VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM SV388 TRÊN ĐIỆN THOẠI

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên khi chơi, SV388 phát triển ứng dụng trên điện thoại giúp việc đặt cược hay xem trực tiếp đá gà trở nên dễ dàng nhất. Bạn chỉ đăng nhập 1 lần duy nhất, hệ thống sẽ tự động lưu tài khoản cho các lần đăng nhập sau.

Dưới đây là hướng dẫn tải phần mềm SV388 và cài đặt trên điện thoại di động ở 2 hệ điều hành khác nhau phổ biến hiện nay như  iOS và Android.

Cách bảo quản trứng gà để ấp cho tỷ lệ nở 99,99%

Quy trình thu gom trứng gà

Trước khi tìm hiểu cách bảo quản trứng như thế nào là tốt nhất thì bà con cần phải biết quy trình thu gom trứng như thế nào cho đúng. Vì quá trình thu gom trứng đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ trứng bị nứt, xô vỡ.

Thông thường gà sẽ đẻ vào khoảng thời gian từ 9h sáng đến 3h chiều. Sau khoàng thời gian này cần thu gom trứng ngay để tránh bị bẩn. Thực hiện thu gom trứng để bảo quản cần hết sức nhẹ nhàng và không nên xếp chồng lên nhau.

cach-bao-quan-trung-ga-de-ap
                                             Quy trình thu gom trứng

Trong trường hợp trứng ấp bị bẩn thì dùng khăn mềm lau nhẹ hoặc chờ vết bẩn khô rồi bóc. Tuyệt đối không lau mạnh tay hoặc rửa bằng nước vì dễ làm mất lớp phấn bảo vệ trứng ở bên ngoài. Tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập làm hỏng trứng trong quá trình ấp.

Các cách bảo quản trứng gà để ấp an toàn nhất

Hiện nay thì có 2 cách bảo quản trứng thông dụng nhất là bảo quản trong điều kiện thường và trong môi trường nhiệt độ lạnh. Dù cho ở phương pháp nào thì cũng cần đến 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ gà con nở ra là:

  • Thời gian bảo quản trứng trước khi vào lò ấp không quá 5 ngày
  • Nên đảo trứng mỗi ngày một lần trong suốt thời gian bảo quản

Dưới đây sẽ là 2 cách bảo quản trứng gà để ấp cho ra tỷ lệ nở cao nhất mà được rất nhiều trang trại chăn nuôi gà chọi, gà thịt uy tín sử dụng.

Cách bảo quản trứng gà để ấp ở bên ngoài

Bảo quản trứng trong môi trường ngoài chỉ áp dụng khi thời tiết bên ngoài mát mẻ, khô ráo. Còn lại khi trời quá nóng, trứng dễ bị hỏng. Thì nên áp dụng phương pháp bảo quản trứng khác để đảm bảo an toàn hơn. Phương pháp bảo quản trứng gà ở môi trường ngoài như sau:

cach-bao-quan-trung-ga-de-ap
                                    Bảo quản trứng ở nhiệt độ thường

Với thời tiết khô ráo, mát mẻ thì cho trứng vào rổ để dưới gầm giường. Hoặc nơi thoáng không có ánh nắng trực tiếp hoặc mưa dột. Cách bảo quản này không nên để trứng quá 5 ngày. Do thời tiết có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Nếu thời tiết ẩm ướt thì xếp trứng theo kiểu 1 lớp mùn cưa (trấu) thì xếp một lớp trứng để hút ẩm không làm hỏng trứng.

Cách bảo quản trứng gà để ấp trong tủ lạnh

Cách thứ hai là bảo quản trứng gà ấp trong tủ lạnh. Với cách này sẽ bảo quản được trong thời gian dài hơn nhưng quy cách trước khi bước vào giai đoạn bảo quản cũng cầu kỳ hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường. Bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Sau khi thu gom trứng thì tiến hành vệ sinh qua tránh làm mất màng phấn bên ngoài của trứng

Bước 2: Bọc giấy báo cho từng quả trứng và đặt vào khay to. Nếu có khay đơn thì đặt đầu to của quả trứng lên trên, đầu nhỏ xuống dưới.

Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ về mức 1(Lưu ý không đặt trứng ở cửa tủ lạnh do nhiệt độ hay biến động khi đóng, mở tủ)

Bước 4: Dọn sạch ngăn lạnh, tuyệt đối không để gần trứng với các loại thực phẩm nặng mùi khác như hành, tỏi, ớt…

Lưu ý: Khi bỏ trứng bảo quản trong tủ lạnh mang vào lò ấp cần đặt trứng vào giấy mềm có khả năng thấm hút tốt trong khoảng 3-4 tiếng để giúp trứng cân bằng nhiệt với môi trường. Sau đó mới di chuyển vào lò ấp thì tỷ lệ nở sẽ cao hơn.

cach-bao-quan-trung-ga-de-ap
                                       Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh

Thực hiện cách bảo quản trứng gà để ấp nghiêm ngặt theo đúng quy trình sẽ mang đến một tỷ lệ trứng nở  cao hơn rất nhiều so với bình thường. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bà con nông dân. Và các anh em nuôi gà đá hiểu rõ hơn về quy trình thu gom và bảo quản trứng gà trước khi đưa vào lò ấp.

Cách làm cho gà chọi máu chiến – “Cực sung sức”

Cách làm cho gà chọi máu chiến cần phải chọn giống tốt

Tính đến thời điểm hiện tại thì có rất nhiều dòng gà xuất hiện trong các giải đấu khiến cho người mới chơi gà dễ bị loạn do quá nhiều giống gà gần giống nhau. Nhưng đây lại là yếu tố quyết định đến việc gà chọi có máu chiến hay không. Nên muốn cách làm cho gà chọi máu chiến thì nên chọn những giống gà có máu gan lỳ và bản lĩnh được hưởng từ gà bố mẹ thì mới hiệu quả. Cách chọn giống gà máu chiến thường dựa vào một số đặc điểm như:

  • Gà chiến phải có dáng đứng oai phong, hùng dũng
  • Mắt nhanh lẹ, cơ thể săn chắc, cân đối
  • Nên chọn đàn gà có gà mái mẹ gan lỳ, hung dữ, sức khỏe tốt
  • Lưu ý: không chọn gà trống với gà mái cùng đàn vì dễ ảnh hưởng đến yếu tố cận huyết
cach-lam-cho-ga-choi-mau-chien
                                                            Chọn giống gà tốt

Ngoài ra còn nhiều yếu tố trong cách chọn gà giống tốt đã được “nuôi gà đá”chia sẻ trong những bài viết trước.

Phương pháp huấn luyện cho gà chọi máu chiến

Huấn luyện là bước tiếp theo trong cách làm cho gà chọi máu chiến. Vừa giúp cho cơ thể của gà săn chắc, giảm mỡ, tăng cơ. Mà vừa còn làm tăng sức bền, sự dẻo dai cho cơ thể gà chiến. Một số bài tập phổ biến khi gà trưởng thành gồm có:

  • Bài tập chân bằng cách cho gà đeo chì
  • Cho gà tập 4 kì vần đòn và 3 kì vần hơi
  • Chạy bội, quần sương
  • Dầm cán kết hợp với om bóp
cach-lam-cho-ga-choi-mau-chien
                                              Bài tập đeo tạ cho gà

Lưu ý: Các bài tập phải phù hợp với độ tuổi của gà, thời gian tập luyện phải điều độ để tránh gà luyện tập quá sức dễ làm hại gà. Khi vần gà cần phải quấn chân, bịt mỏ để giảm tối thiểu các chấn thương trong quá trình vần. Ngoài ra, việc om bóp rượu nghệ chỉ áp dụng đối với gà khỏe, nếu gà gầy, yếu thì nên bổ sung chất dinh dưỡng thêm chứ tuyệt đối không được om bóp vì như vật sẽ làm gà gầy yếu hơn.

Nên thực hiện các bài tập thường xuyên, thực hiện các bài tập từ dễ đến khó, từ ngắn đến dài thì cách làm cho gà chọi máu chiến mới hiệu quả. Không nên nóng vội cho gà tập nhiều ngay để tránh phản tác dụng.

Chú ý đến cách phòng bệnh cho chiến kê

Cuối cùng là các quy tắc phòng bệnh cho gà chọi chiến. Thường thì gà chọi dễ bị mắc các bệnh như: ăn không tiêu, dịch tả, tụ huyết trùng…Các bệnh này đều có thời gian ủ bệnh và có thể khiến gà chết rất nhanh chỉ sau 2-4 ngày. Do đó, việc thực hiện cách làm cho gà chọi máu chiến đến đâu mà lại bỏ qua các bước phòng bệnh thì gà chưa kịp máu chiến thì đã tử vong rồi nhé.

cach-lam-cho-ga-choi-mau-chien
                                         Dọn dẹp chuồng trại chăn nuôi

Để công sức nuôi gà không bị uổng phí, để gà máu chiến nhanh thì nên chú ý đến các yếu tố trong cách phòng bệnh cụ thể như:

  • Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà
  • Tiêm phòng bệnh cho gà theo lịch
  • Không nên để thức ăn ngày này qua ngày khác dễ bị nấm mốc gây hại cho gà
  • Đối với gà chọi sau khi đá về cần được vô đờm, lau sạch người, cho uống thêm thuốc tiêu kén để tránh gà xuất hiện tình trạng khò khè

Cách làm cho gà chọi máu chiến luôn cần đảm bảo các quy trình phải được thực hiện đúng, đủ và nghiêm ngặt. Có như vậy gà chọi mới có đủ sức bền bỉ, gan lỳ và độ dũng mãnh, hiếu chiến và hưng phấn cùng một phong độ tốt nhất để ra đấu trường so tài với mọi đối thủ khác. Hy vong những kiến thức ở trên sẽ giúp cho anh em sớm tạo ra một chiến kê hoàn hảo về mọi mặt.

4 phương pháp tập lực cho gà chọi “nhất khỏe – nhì tài”

Tập lực cho gà chọi là một phương pháp luôn song hành cùng chế độ dinh dưỡng cho gà chiến. Các phương pháp này giúp gà rèn luyện sức bền, tăng cường cơ bắp, di chuyển linh hoạt, dẻo dai hơn. Nhưng mỗi người một ý kiến khiến cho các cách tập thể lực cho gà chọi trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Và trong số đó thì cách đeo tạ cho gà đang khiến cho người chơi vô cùng phân vân, đặc biệt là người mới chơi. Nắm bắt được những khúc mắc đó của anh em thì ngay dưới đây “Nuôi gà đá” sẽ giải đáp và đưa ra một số bài tập thể lực cho gà chọi hay và hiệu quả.

Đeo tạ (đeo chì) vào chân gà giúp gia tăng sức tập luyện chân. Khi chiến đấu ra đòn mạnh và nhanh lẹ hơn rất nhiều. Với cách đeo tạ này sẽ được sử dụng mỗi ngày, ngay cả khi chạy bội vẫn đeo. Chỉ khi xổ gà mới tháo ra. Trọng lượng tạ sẽ tùy thuộc vào trọng lượng của gà. Ví dụ như gà khoảng 3kg thì đeo tạ khoảng 50g mỗi bên. Nên nhớ loại chì dùng làm tạ cho gà chiến phải là chì tấm (chì làm lưới).

Lưu ý: Cho gà đeo thử tạ trong một vài ngày. Nếu thấy gà đá chân mạnh, lực đá đau hơn và nhanh lẹ hơn thì cho đeo tiếp. Còn nếu chân gà yếu xuống bo hơn thì ngưng đeo để tránh làm yếu chân gà.

tap-luc-cho-ga-choi
                                           Đeo tạ cho gà tập lực

4 cách tập lực cho gà chọi

Phương pháp tập luyện giúp nâng cao thể lực, độ dẻo dai, bền bỉ của gà chiến được nhiều sư kê ưa chuộng sau các kỳ vần đòn, vần hơi chủ yếu là 4 bài: chạy lồng, hẫng chân rơi tự do, nhồi gà, tập xoay trở trong phạm vi hẹp.

Tập lực cho gà chọi – Chạy lồng

Chạy lồng là một bài tập nên tảng để rèn luyện thể lực khỏe mạnh và dẻo dai. Sau khi gà đã cắt tai tích và tỉa lông thì có thể bắt đầu cho chạy lồng. Thường thì nên cho gà chạy lồng vào buổi sáng sớm khi gà mới ngủ dậy là tốt nhất.

tap-luc-cho-ga-choi
                                   Tập lực bằng phương pháp chạy lồng

Khi bắt gà ra khỏi chuồng không nên cho gà chạy lồng ngay. Mà đặt gà dưới đất rồi nhẹ nhàng massage cho gà để gà thoải mái và sung mãn hơn. Bên cạnh đó, bắt một con gà khác nhốt vào trong bội có kích thước đủ để gà đi lại, vỗ cánh cho thoải mái. Tiếp đó dùng một cái bội khác có kích thước lớn hơn úp bên ngoài bội đã nhốt gà. Cuối cùng thả gà cần tập thể lực ra để hai gà nhìn thấy nhau. Để bên trong tìm đường ra, bên ngoài tìm đường vào, cứ thế sẽ chạy vòng vòng liên tục trong khoảng 30 phút/ ngày thì cho gà nghỉ.

Lưu ý: Phải chọn bội khít để gà không lọt được đầu ra ngoài. Chọn gà cũng trạng để chạy lồng và có thể đeo theo chì ở chân để rèn luyện đôi chân. Tiếp đó là khoảng cách giữa hai bội không nên rộng qua 1cm. Mặt sàn úp bội phải là đất nền hoặc được lót sắn để không làm ảnh hưởng tới chân gà.

Tập lực cho gà chọi – Hẫng chân rơi tự do

Phương pháp này sẽ giúp cho gà khỏe chân, chắc gân gối hơn rất nhiều. Để thực hiện bài tập hẫng chân rơi tự do thì cần chọn vị trí đất mềm không có sỏi đá. Nếu trong trường hợp không có đất mềm thì cũng có thể trải miếng đệm lót ở sân bê tông phẳng cũng được.

Thực hiện bài tập hẫng chân rơi tự do như sau:

Tay phải đặt lườn trước, tay trái đặt lườn sau, nâng gà lên khoảng 30cm rồi thả cho gà rơi tự do. 3 ngày đầu tập khoảng 20 lần/ ngày, 3 ngày tiếp theo nâng lên thành 25 lần/ ngày. Cứ như vậy tăng dần theo thời gian cho đến khi nào gà đạt được 200 lần/ ngày.

tap-luc-cho-ga-choi
                                 Tập lực bằng phương pháp rơi tự do

Tập lực cho gà chọi – Nhồi gà

Nhồi gà là cách để cho gà rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, nhạy bén cho gà. Đồng thời các tư thế bung chân để ra đòn cũng trở nên nhuần nhuyễn hơn. Bài tập này nên kết  hợp với hẫng chân đá tự do để mang về hiệu quả tốt nhất.

Dùng tay trái đặt trên lưng đuôi và tay phải đặt dưới lườn trước của gà rồi bắt đầu hất nhẹ tay lên cao. Sau đó bất ngờ thả tay ra để cho gà bị hẫng. Lúc này gà sẽ vỗ cánh liên hồi để lấy thăng bằng, đồng thời hai chân bung ra để tìm cách đáp xuống đất cho an toàn.

Tập lực cho gà chọi – Tập xoay trở trong phạm vi hẹp

Bài tập này sẽ cho gà tập cùng với các người huấn luyện. Sư kê chân đứng thẳng gối, người hơi khom về phía trước. Mặt và ngực hướng xuống phía dưới. Đặt gà đứng trên nền đất hoặc miếng lót, sau đó áp cổ tay sát phần cổ với thân gà, lấy chân gà làm trọng tâm. Tiếp đó lấy chân gà làm trọng tâm. Sau đó xoay nhẹ nhàng, chậm rãi để gà di chuyển quanh. Trong quá trình xoay nên điều chỉnh tốc độ xoay của mình cho gà theo kịp. Làm như vậy liên tục trong khoảng 5 phút.

Kết thúc mỗi bài tập lực cho gà chọi thì nên massage nhẹ nhàng cho gà. Chủ yếu ở phần đùi và hồng, kết hợp với việc cho gà ăn uống đầy đủ. Cận thận hơn nữa có thể cho ngải cứu vò nát cùng với muối để nhét vào miệng gà để tránh gà bị lên đờm sau quá trình luyện tập. Các bài tập nên được thực hiện theo thời gian phù hợp, tránh gà quá non hoặc tập quá nhiều gây mất sức và làm phản tác dụng của các bài tập.

Cách ghép gà trống mái tạo chiến kê siêu đẳng cấp

Cách ghép gà trống mái là bước quan trọng nhất trong quá trình đúc gà của các sư kê. Việc ghép gà bố, mẹ chuẩn mang nhiều đặc tính tốt sẽ giúp đời con thừa hưởng được các tính trạng như mong muốn. Có thể đối với một người sành về gà thì có vẻ như cách chọn, cách ghép giữa gà bố và gà mẹ là không mấy khó khăn. Thế nhưng việc này thì không phải ai cũng biết và nắm rõ hết các quy tắc cũng như kỹ thuật ghép gà. Để tạo ra những chiến kê gà chọi đẹp, gà chọi hay nhất. Vậy tiêu chí và cách ghép gà cần phải có những yêu cầu gì?

Nội Dung [hide]

Yêu cầu về gà trong cách ghép gà trống mái

Đời gà con sinh ra sẽ được thừa hưởng từ gà bố 30% và gà mẹ là 70% tính trạng. Vì thế quá trình chọn lựa gà bố mẹ thực sự là cần thiết và thật cẩn thận. Có như vậy, đời con sinh ra sẽ có những ưu điểm, đặc tính tốt nhất để bắt đầu hành trình trở thành một chiến kê đẳng cấp trong tương lai. Do đó, những yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình chọn gà bố, mẹ thường rất gắt gao. Phải đảm bảo các tiêu chí dành cho một chú gà chọi tốt nhất. Một số các tiêu chí đặt ra cho gà bố mẹ thông qua các đặc điểm sau:

cach-ghep-ga-trong-mai
                                                Cách chọn gà trống,mái

Hình dáng và sức khỏe

Gà trống, mái dùng để ghép phải có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai, ít bệnh tật. Sức khỏe cũng là một yếu tố hàng đầu để chọn gà bố mẹ. Vì gà bố mẹ khỏe thì đời con cũng sẽ khỏe mạnh, có lực và dễ nuôi hơn những con gà có đời bố, mẹ ốm yếu. Sức khỏe tốt thì cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình đúc gà diễn ra thuận lợi hơn. Và đạt được thành công tốt nhất trong cách ghép gà trống mái

Tiếp theo là đến hình dáng. Gà bố mẹ được dùng để ghép phải có hình dáng chuẩn, đẹp, không có dị tật. Và phải có một chiều cao vừa phải, xương to cứng cáp và liền mạch, chân cẳng to, chắc. Chân khô, vảy mỏng và thành dày

cach-ghep-ga-trong-mai
                                              Hình dáng gà trống đòn

Tướng tá, vảy chân

Chân là vũ khí quan trọng đối với các chiến kê, dùng để tung ra những đòn đá hạ gục đối phương. Vâỵ nên trong cách ghép gà trống mái gà được chọn phải có chân nhỏ, thanh, móng dài, vảy khô và mỏng. Đối với gà mái mẹ thì nên chọn gà có bàn chân vuông, vảy to thì đời con cũng sẽ sở hữu được đặc tính trên.

Lối đá

Ghép gà thì cũng cần phải biết tới lối đá để ghép phù hợp. Đời con sẽ có được những lối đá hay và tốt nhất. Đó gọi là một kỹ thuật ghép lối giữa gà bố mẹ. Bên cạnh đó, thì cũng cần chọn ra gà bố, mẹ phải hung dữ và hiếu chiến càng tốt bấy nhiêu. Dưới đây sẽ là một kỹ thuật ghép gà trống mái hiệu quả nhất.

cach-ghep-ga-trong-mai
                                                        Lối đá của gà

Cách ghép gà trống mái đạt tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật

Chọn được gà bố mẹ chuẩn, hiểu rõ về lối đá, cách ra đòn của từng con gà dùng để ghép. Thì sẽ bắt đầu tiến hành ghép lối cho các cặp gà bố, mẹ. Thường thì các bước trong cách ghép gà trống mái được thực hiện như sau:

  • Nếu gà mái mẹ là gà dựng kiệt 2 mang thì ghép với gà trống cưa cần hoặc chui vỉa để ra gà lối
  • Nếu gà mái mẹ là gà lối hoặc cưa cần thì ghép với gà trống dong dựng để tạo gà lối
  • Gà mái cứng với với trống cứng hoặc quấn hai mang
  • Không nên ghép 2 gà lối với nhau vì như vậy gà sẽ không chơi được

Thường thì nên cho tỷ lệ gà trống mái là 1 trống ghép 3 mái và không có quan hệ huyết thống là tốt nhất. Đặc biệt không nên cho gà cản mái nhiều, khoảng 2 – 3 hôm một lần cũng được. Đảm bảo cho việc đỡ hại gà trống mà trứng vẫn có đực.

cach-ghep-ga-trong-mai
                                                            Gà mái mẹ

Cách ghép gà trống mái – chế độ đúc cho gà

Ngoài việc chọn gà, ghép lối thì chế độ đúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời con. Gà bố, mẹ có khỏe thì trứng cũng sẽ to, con cũng khỏe. Gà được chọn để ghép sẽ được quay trong một khu riêng kín, rộng rãi, thông thoáng và sạch sẽ. Nên chọn nơi có khoảng không gian rộng để cho gà đi lại lại do. Thức ăn, nước uống luôn phải đáp ứng đầy đủ.

Thức ăn của gà ghép phải có đầy đủ tinh bột như thóc, lúa, ngô, cám, gạo…1 tuần từ 1 – 2 lần bổ sung thêm các chất tanh. Như cá, giun, dế, thịt để đảm bảo chất dinh dưỡng cho gà. Ngoài ra, việc đặt ổ cũng rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ trứng nở. Do đó, ổ gà phải vặn ổ rơm, cuộn tròn, lót êm giống như lòng chảo. Khi gà con nở ra sẽ không bị ngạt hay vẹo lườn cổ. Cạnh ổ rơm nên để nước hoặc thức ăn để gà đói có thể nhảy khỏi ổ để ăn uống. Mà không cần tự đi kiếm ăn trong thời gian quá lâu, khiến trứng bị lạnh. Ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở.

cach-ghep-ga-trong-mai
                                                       Cách làm ổ cho gà

Nói tóm lại, cách ghép gà trống mái cần phải chú ý đến các yêu cầu như: chọn giống gà bố, mẹ, cách ghép đòn lối và chế độ đúc cho gà bố mẹ. Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên thì đời con sinh ra đảm bảo là có một sức khỏe. Và bản lĩnh tốt nhất. Kết hợp với quá trình luyện tập thì một chiến kê đẳng cấp trong tương lai sớm muộn cũng sẽ được xưng bá trong làng gà.

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia